Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Hướng dẫn cách may áo thun cổ tròn đẹp như hàng hiệu

Hướng dẫn cách may áo thun cổ tròn đẹp như hàng hiệu

Áo thun may sẵn đã tràn lan trên thị trường hiện nay, nhưng để bạn tìm được một chiếc áo vừa vặn với bản thân thì vẫn khá khó khăn. Với những kiểu áo thun may sẵn nhìn thì rất phong phú nhưng không phải ai cũng hài lòng với tất cả kiểu mẫu và chất vải.Từ đó Action sẽ cung cấp một số kiến thức căn bản để bạn có thể may ra được một chiếc áo thun cổ tròn hoàn hảo của riêng chính mình. Cách may áo thun cổ tròn đẹp như hàng hiệu

Chọn một chất liệu vải mà bạn thấy phù hợp

Trước khi bắt đầu may áo thì việc đầu tiên cần làm là chọn chất liệu vải phù hợp. Có khá nhiều chất liệu vải khác nhau để cho bạn lựa chọn, nhưng chất vải phù hợp với bạn nhất luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Đối với các sản phẩm, với một chiếc áo thun cổ tròn thì nên chọn thun trơn cotton 100%, thun trơn thể thao hay thun 4 chiều. Ngoài vải ra vẫn cần tới các phụ liệu trong quá trình may như chỉ may, nút áo… Sẽ ảnh hưởng đến cách may áo thun cổ tròn sau này.

Cắt may thân trước áo thun cổ tròn

1. Xếp vải

Gấp 2 mép biên vải trùng nhau, bề mặt vải úp vào trong,bề mặt vải ra ngoài.
Biên vải hướng về phía người cắt.
Cổ áo về phía tay phải. Lai áo về phía tay trái.
Từ đầu vải đo xuống 1.5 cm để làm đường may.
Từ biên vỉa đo vào 4 cm để làm nẹp đinh áo và 1.5 cm làm phần cài khuy.

2. Vẽ mẫu

AB (dài áo) = số đo
AC (hạ eo) = số đo
AD (hạ nách) = ¼ vòng ngực
Từ A, B, C, D vẽ những đường thẳng nằm ngang để làm chuẩn cho các đường vai, ngực, eo, mông và dài áo.

Vẽ cổ áo

AE (vào cổ) = 2/10 vòng vổ
AF (hạ cổ) = 2/10 vòng cổ +0.5 cm
Vẽ cong vòng cổ EF, kẻ thẳng ra đến đường đinh F’.

Vẽ sườn vai

AG = ½ ngang vai.
GH (hạ vai) = hạ vai sau + 0.5cm = 1/10 ngang vai +1cm.
Nối EH được đường sườn vai.
Vẽ nách áo:
DD’ (ngang ngực) = ¼ vòng ngực + 2cm cử động.
DD” = ½ ngang vai -2cm.
Nối D”H.
D”I = 4cm.Vẽ cong nách áo HID’ (khoảng giữa IH vẽ cong vào 0.5 cm).

Vẽ sườn áo

CC’ (ngang eo) = ngang eo sau.
BB’(ngang mông) = ngang mông sau.
Nối B’C’D’ ta được đường sườn thân áo. Lượn hơi cong tại C’ để thân áo không bị gãy.

Vẽ lai áo:

B’B” (giảm sườn) = giảm sườn phía sau.
BB’”(sa vạt) = 1-2cm.
Vẽ cong từ B” đến B”’ và kẻ thẳng ra đường biên vải.
Chú ý: (sa vạt phải tuỳ thuộc vào dáng người).
Người bình thường sa vạt là 1cm ở giữa thân trước.
Người ưỡn ngực hoặc bụng to sa vạt 2cm ở giữa thân trước.
Người gù lưng hoặc lưng tôm thì sa vạt 1-2cm ở đường có cặp nẹp dính.

3. Cắt vải

Trước khi cắt, gấp 4 cm nẹp đinh áo vào trong để đinh áo không bị hụt. Vòng cổ chừa 0.5cm đường may. Sườn vai chừa 1.5cm đường may. Vòng nách chừa 1cm đường may. Sườn thân chừa 1.5cm đường may. Lai áo chừa 1->3cm tuỳ thích.

Cắt may thân sau áo thun cổ tròn

1. Xếp vải

Từ mép biên vải đo vào = ¼ vòng mông + 2cm cử động + 2cm đường may
Gấp đôi vải lại, bề trái vải ra ngoài.
Nếp gấp đôi hướng về phía người cắt.
Cổ áo về phía tay phải.
Lai áo về phía tay trái.
Từ đầu vải đo xuống 1.5cm để làm đường may, bắt đầu vẽ chi tiết áo.

2. Vẽ mẫu

AB (dài áo) = số đo
AC (hạ eo) = số đo
AD (hạ nách) = ¼ vòng ngực
Từ A, B, C, D vẽ những đường thẳng nằm ngang để làm chuẩn cho các đường vai, ngực, eo, mông và dài áo.
Vẽ cổ áo:
AE (vào cổ) = 2/10 vòng cổ. Vẽ cong vòng cổ từ E -> F.
AF (hạ cổ) = 2cm

Vẽ sườn vai

AG (ngang vai) = ½ sđ ngang vai.
GH (hạ vai) = 1/10 sđ ngang vai + 0.5cm.
Vai ngang = 1/10 ngang vai
Vai xuôi = 1/10 ngang vai + 1cm
Nối EH được sườn vai.

Vẽ nách áo

DD’ = ngang ngực = ¼ vòng ngực + 0_1cm cử động.
DD” = ½ ngang vai – 1cm.
Nối D”H -> D”I = 4cm.
Vẽ cong nách áo HID’ (khoảng giữa HI vẽ cong vào 0.5cm)

Vẽ sườn áo

CC’ (ngang eo) = ngang ngực – 2cm.
BB’ (ngang mông) = ¼ vòng mông + 2cm cử động.
Nối B’C’D’ ta có đường sườn thân áo.
Khoảng giữa C’D’ lượn hơi cong vào để thân áo không bị gãy tại C’.

Vẽ lai áo

B’B” (giảm sườn) = 1 ->2cm
Vẽ cong từ B” đến khoảng giữa của BB’ (đường lai và đường sườn thân thẳng góc nhau tại B”).

3. Cắt vải

Vòng cổ chừa 0.5cm đường may. Sườn vai chừa 1.5cm đường may. Vòng nách chừa 1cm đường may. Sườn thân chừa 1.5cm đường may.
Lai áo chừa 1->3cm tuỳ thích.

Cắt may tay áo

1. Xếp vải

Từ mép vải đo vào = 2/10 vòng ngực + 1cm cử động + 2cm đường may.
Xếp mặt phải của 2 miếng vải quay vào trong (đối diện nhau) để cắt 1 lần 2 tay áo.
Gấp đôi 2 miếng vải lại, bề trái 2 miếng vải quay ra ngoài. Nếp gấp đôi hướng về phía người cắt.
Nách tay về phía tay phải. Lai tay về phía tay trái.
Từ đầu vải đo xuống 1cm để làm đường may.

2. Vẽ mẫu

Tay ngắn hay tay dài đfều có cách vẽ giống nhau, chỉ khác số đo dài tay.
AB (dài tay) = số đo.
AC (hạ nách tay) = 1/10 vòng ngực + 3cm.
AD = CE (ngang tay) = 2/10 vòng ngực + 0-1cm.
Nối AE ta có đường nách tay.

Vẽ nách tay phía trước

O là điểm giữa của AE.
Khoảng OE vẽ cong vào 0.5cm.
Khoảng giữa OA vẽ cong ra 1cm.
Vòng nách tay phía trước qua các điểm AOE.

Vẽ nách tay phía sau

OO’ = 1cm
AA’ = 2cm
Vòng nách tay phía sau qua các điểm AA’O”E (lượn cong theo đường vòng nách tay phía trước).

Vẽ sườn tay

BF = ½ cửa tay = ½ số đo cửa tay hay BF = ngang tay – (2-3cm).
Nối EF được sườn tay, khoảng giữa vẽ cong vào 1-2cm.

Vẽ lai tay

FG (giảm sườn tay) = 1-2cm.
Vẽ cong từ G đến khoảng giữa của BF.

3. Cắt vải

Cắt chừa thêm đường may giống như thân áo.

Quy trình may – Cách may áo thun cổ tròn

Cắt may – ráp áo

Thời gian ráp tay áo sườn áo này tương đối quan trọng. Đó là cắt vải chuẩn kích thước vẽ mẫu trên giấy. Tùy theo kích thước mà chiếc áo thun có thể được cắt may theo size người mặc. Sau ấy gấp đôi tấm với lại và cắt khít với nếp gấp, nên cắt thừa ra 1 chút để tạo đường may cho thích hợp. Gấp mặt phải của vải thân trước với thân sau lại với nhau sau đó thì bắt đầu khâu đường thẳng sát mét vải.

Đặt tấm vải nằm phẳng theo mặt viền cổ áo rồi sử dụng kim ghim ổn định để khâu đường thẳng sát mét vải. Sau ấy lật lại viền cổ tiếp tục khâu đường truyền trên mép vải thân áo.

Gắn bo tay và bo cổ

Công đoạn ráp tay áo vào thân áo cho việc may áo thun cổ tròn khá là quan trọng, vì đó là bước đầu để hoàn thành một sản phẩm. Gấp 0,5cm mép vải cổ áo để tạo cổ tròn đơn giản, sau ấy gấp vải để khâu phần tay áo. Sau khi khâu xong phần này thì có thể xem là hoàn thành phân nửa chiếc áo thun.

Lên lai áo và may áo hoàn thiện

Cuối cùng là gấp mép vải thân áo lên để may một đường gấp tạo phom cực đẹp cho áo. Để đảm bảo cho chiếc áo thun cổ tròn được hoàn thiện tốt nhất, cần kiểm tra kỹ lại từng đường may để xem có lỗi nào thì chỉnh sửa ngay. Hy vọng cách may áo thun cổ tròn của action cung cấp sẽ giúp bạn có thể may được chiếc áo đẹp nhất cho riêng mình


Nếu bạn còn có thắc mắc nào về việc may một chiếc áo thun cổ tròn thì đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua fanpage: Đồng phục chất lượng cao – Action để nhận được tư vấn ngay nhé.

Những bài viết bạn có thể quan tâm:

  • Đặt may áo thun đồng phục cao cấp ở Huế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *