Hiện nay, thời trang luôn luôn được nhiều người quan tâm. Do vậy, ngành may mặc ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người. Tuy nhiên, công đoạn để tạo nên các sản phẩm thời trang không hề đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu các công đoạn trong may công nghiệp với bài viết sau đây nhé.
Các công đoạn trong may công nghiệp công phu và tỉ mỉ
Thiết kế rập trong may mặc
Công đoạn đầu tiên trong may công nghiệp đó là thiết kế rập. Đây là bước tạo ra bản gốc của trang phục. Sau đó, xưởng sẽ dựa vào rập hình ảnh để thực hiện việc sản xuất đại trà ra nhiều sản phẩm với những kích thước khác nhau cho khách hàng.
Thiết kế rập có hai kiểu: Rập tay và rập máy.
Rập tay: Đây là cách rập thủ công và truyền thống. Người thợ sẽ sử dụng các công cụ như: thước, giấy cứng, bút và một số dụng cụ khác. Người ta sẽ phác họa mẫu gốc dựa trên công thức chuẩn. Sau đó đưa xuống bộ phận công nhân may để tiến hành may.
Rập máy: Cách thiết kế rập này khá tiết kiệm thời gian và công sức. Với cách rập này, người thợ sẽ sử dụng phần mềm chuyên dụng cho ngành may như: Optitex, gerber,…Người công nhân có thể thực hiện công đoạn rập, tùy chỉnh size và chạy sơ đồ.
Cắt tạo sản phẩm
Sau khi thiết kế rập xong, công đoạn tiếp theo là sử dụng thiết kế rập để cắt ra những tấm vải khổ lớn thành những sản phẩm mình cần may. Đây là công đoạn khá quan trọng, chỉ cần cắt nhầm, cắt sai so với thiết kế rập thì những sản phẩm đó sẽ bị lỗi.
May sản phẩm hoàn thiện
Sau khi có vải thì công đoạn tiếp theo là may sản phẩm hoàn thiện. Các kiểu may sản phẩm mà mọi người có thể tham khảo:
- May vắt sổ : Đây là kiểu may đơn giản mà mọi người thường làm. Kiểu may này giống như móc xích vậy.
- Đường may móc xích đơn: Đây là một trong những đường may được nhiều công ty, xí nghiệp lựa chọn vì nó có ưu điểm là may nhanh . Tuy nhiên, đường may này không bền và sản phẩm khách hàng sử dụng rất dễ bị tuột chỉ.
- Đường may móc xích kép: Là đường may được hình thành bởi một mũi kim kết hợp với một mũi móc để tạo thành đường may hoàn hảo. Ưu điểm của đường may này là tạo ra sự co giãn rất tốt. Do vậy, đường may này khá phù hợp với những chất liệu vải co giãn.
Là ủi sản phẩm
Là ủi sản phẩm là công đoạn được thực hiện sau khi xưởng may hoàn thiện sản phẩm. Đây là bước khá quan trọng trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Những sản phẩm sẽ trở nên đẹp mắt và đảm bảo chất lượng trước khi đến tay khách hàng.
Ở các xưởng, người ta thường sử dụng các thiết bị có chất lượng để đảm bảo thời gian nhanh nhất , sản phẩm sau khi là phẳng, màu sắc không bị thay đổi, vải giữ nguyên như hình dạng ban đầu.
Kiểm tra chất lượng thành phẩm tổng thể
Kiểm tra chất lượng sản phẩm là công đoạn không thể thiếu trong quy trình sản xuất may mặc. Công đoạn này cần có người cẩn thận, tỉ mỉ để kiểm tra tất cả các sản phẩm để xem chúng có đạt tiêu chuẩn để xuất ra thị trường hay chưa. Những sản phẩm không đạt chất lượng sẽ bị loại bỏ.
Theo giai đoạn
- Người công nhân kiểm tra hàng sau khi vừa mới cắt xong
- Người công nhân kiểm tra lại sản phẩm sau công đoạn may
Theo thời điểm:
- Kiểm tra cố định mọi chi tiết sản phẩm để xác định chất lượng sản phẩm để xác định chất lượng sản phẩm
- Có thể kiểm tra đột xuất từng khâu trong quá trình may để kịp thời phát hiện các lỗi sai.
Quản lý sản xuất các công đoạn trong may mặc
Quản lý sản xuất may mặc sẽ đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, số lượng cũng như tiến độ làm việc trong từng khâu. Người nhân viên quản lý sẽ thực hiện các công việc sau:
- Tiếp nhận các đơn hàng từ bộ phận kinh doanh , sau đó vạch ra các bước để thực hiện đơn hàng.
- Ước lượng về số tiền và thời gian hoàn thành đơn hàng đó
- Lập báo cáo trong quá trình sản xuất
- Phân công từng công việc cho các bộ phận sản xuất cấp dưới
- Chọn mua nguyên liệu, vật tư phù hợp
- Kiểm định, khắc phục lỗi và đánh giá sản phẩm trước khi giao đến tay khách hàng
Sau khi đọc bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về các công đoạn trong may công nghiệp. Nếu bạn muốn đặt may đồng phục thì có thể liên hệ qua fanpage: Đồng phục chất lượng Action
Bạn có thể tham khảo:
- Các loại vải trong may quần áo nhất định phải biết